goài những may mắn do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu làm giảm sức ép đến lạm phát, kết quả tích cực của kinh
tế Việt Nam 2009 còn phải kể đến những thay đổi chính sách của Chính
phủ thời gian qua. Liệu kinh tế Việt Nam 2010 sẽ đi theo chiều hướng
nào? Lặp lại kịch bản 2009?
Đến thời điểm hiện tại, người viết cho
rằng kịch bản kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2009 sẽ được lặp lại vào
năm 2010, có thể nhận ra một vài điểm chính:
Kinh tế vĩ mô gặp những khó khăn vào
quý 1/2010 do một số vấn đề: (i) tiếp tục chính sách thận trọng để kiểm
soát lạm phát, đặc biệt là vấn đề tín dụng khi gặp phải 2 mốc quan
trọng là tết dương lịch và nguyên đán; (ii) tăng trưởng trong quý 1
thông thường là quý thấp nhất của năm, kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng hoàn toàn tương tự; (iii) thời điểm đầu năm, xuất khẩu kém
hơn trong khi nhập khẩu gia tăng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong
nước, cộng thêm cần phải phân tích cụ thể hơn để thay đổi chính sách
phù hợp.
Cuối quý 1, đầu quý 2/2010 sẽ có những
thay đổi lớn về chính sách kinh tế. "Bóng ma" lạm phát có thể sẽ không
đáng sợ như những gì ước tính ở thời điểm cuối năm 2009 nhờ sự hồi phục
của đồng USD làm giảm áp lực lên khu vực thâm hụt thương mại và nhập
khẩu lạm phát. Khi đó, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng, nới lỏng
tín dụng cũng như các biện pháp kích thích khác sẽ có dư địa để thực
thi.
Ảnh: Corbis |
Sự tăng trưởng và ổn định có thể đạt được trong quý 2 và quý 3,
tuy nhiên có khả năng sẽ có đợt ảnh hưởng từ kinh tế thế giới do 4 siêu
cường: Mỹ, Nhật, EU và Trung Quốc. Kinh tế gia Paul Krugman đã dự báo
xác suất khả năng nền kinh tế Mỹ suy thoái lại 1 lần nữa trong nửa cuối
năm 2010 lên đến 30%.
Ông Roubini thì quan ngại đến vấn đề đồng tiền chung Châu Âu sẽ gặp những thách thức để tiếp tục tồn tại.
Các nhà kinh tế cũng e ngại về vấn đề
tăng trưởng nóng của Trung Quốc và bong bóng tài sản. Nhật vẫn chưa
khôi phục lại được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mình... Mặc dù vậy,
kỳ vọng vào sự ổn định của kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế
giới nói chung vào quý 2-3/2010 là có thể tin tưởng được.
Cuối quý 3 đến quý 4/2010 có lẽ những
dấu hiệu về tăng trưởng tín dụng, lạm phát, thâm hụt,... tiếp tục có
tác động đến chính sách kinh tế của Việt Nam tương tự như giai đoạn của
năm 2009.
Và nếu một trong những vấn đề mà các
nhà kinh tế quan ngại trở thành hiện thực thì có khả năng một đợt suy
thoái trở lại vào giai đoạn cuối năm hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên
nó sẽ không quá tồi tệ như những gì đã trải qua vào giai đoạn 2008-2009.
Cơ sở của kỳ vọng trên được minh chứng
qua những dấu hiệu của tháng đầu năm nay, có liên tưởng đến những hệ
quả của chính sách kinh tế vĩ mô trước đó.
Xuất nhập khẩu và thâm hụt thương mạiĐể thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh
tế vĩ mô, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ban ngành phối hợp
điều tiết nhằm thúc đẩy xuất khẩu và giữ mức mục tiêu cho nhập siêu năm
2010 ở mức dưới 20% kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam đạt 4,9 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam đạt 6,2
tỷ USD. Như vậy, nhập siêu tháng 1/2010 đạt 1,3 tỷ USD (chiếm tỷ trọng
26,5% kim ngạch xuất khẩu) đã làm gia tăng mối quan ngại cho rằng Việt
Nam khó có thể đạt được mục tiêu nhập siêu thấp hơn 20% kim ngạch xuất
khẩu và mức tuyệt đối là 12 tỷ USD.
Tuy nhiên, với một cách nhìn lạc quan
về triển vọng phục hồi của nền kinh tế thế giới thì những tháng tiếp
theo chúng ta vẫn kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu. Tập
đoàn than và khoáng sản lên kế hoạch xuất khẩu 18 triệu tấn than trong
năm 2010. Xuất khẩu gạo năm 2010 cũng được đánh giá là "năm vàng" cho
ngành này. Tập đoàn cao su Việt Nam cũng ước tính kim ngạch xuất khẩu
cao su đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2010, tăng 25% so với năm 2009 (năm
2009 đạt 1,2 tỷ USD). Dệt may cũng đặt kế hoạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD
trong năm 2010 so với 9,1 tỷ USD của năm 2009; ngành thuỷ sản cũng dự
kiến tăng trưởng 10% kim ngạch xuất khẩu trong năm nay...
Một xưởng may tại Biên Hòa, Đồng Nai. Ảnh nguồn: New York Times |
Trong khi đó, những nhu cầu nhập khẩu những hàng hoá thiết yếu
như ô tô sẽ giảm sút do những ưu đãi về thuế đã kết thúc cùng gói kích
cầu tiêu dùng của Chính phủ vào 31/12/2009.
Một cơ hội, nằm ngoài dự kiến dài hạn
trước đây, đó là chất lượng sản phẩm hàng tiêu dùng và thực phẩm chế
biến của Trung Quốc - thị trường chiếm tỷ trọng nhập khẩu lớn nhất của
Việt Nam năm 2009 - đang mất dần lòng tin của người tiêu dùng trong
nước cũng làm cho giá trị nhập khẩu giảm đáng kể và là cơ hội cho hàng
trong nước chiếm ưu thế. Do đó, với những thông tin tích cực về kinh
tế, năm 2010 Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu kiểm soát nhập siêu thấp hơn
20% kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong từng thời đoạn thì con
số này sẽ có những biến động đáng kể. Nhiều khả năng nhập siêu sẽ giảm
dần trong tháng 2-3 và tăng trở lại trong quý 2 và quý 4, phù hợp với
chu kỳ kinh tế dự báo của Việt Nam.VietNam.net